Treatment and Intervention – Trị Liệu và Can Thiệp

Bệnh Tự Kỷ có thể chữa hết hay không? Cho đến hiện tại, chưa có một phương pháp trị liệu nào có thể chứng minh là có thể chữa khỏi bệnh Tự Kỷ. Nhưng một số biện pháp can thiệp đã được nghiên cứu và phát triển để giúp cho người bị Tự Kỷ. Các biện pháp can thiệp này có thể giúp giảm các triệu chứng và đồng thời cải thiện kỹ năng sống và nhiều khả năng khác của người bị Tự Kỷ và đặc biệt là trẻ nhỏ bị Tự Kỷ.

Các biện pháp can thiệp thường mang tính phối hợp của nhiều trị liệu, sự can thiệp của bố mẹ, và mục tiêu của mỗi trẻ/người bị Tự Kỷ.

Các phương pháp điều trị và can thiệp tốt nhất có thể khác nhau tuỳ thuộc độ tuổi, thế mạnh, khả năng, và những yếu tố cá nhân khác.

Những Phương Pháp Điều Trị:

  1. Phương pháp về hành vi và giao tiếp
  2. Phương pháp về chế độ ăn uống
  3. Phương pháp sử dụng thuốc

 

  1. Phương Pháp về hành vi và giao tiếp bao gồm:

Occupational Therapy (OT): Đây là phương pháp dạy các kỹ năng giúp một người có thể sống độc lập nhất có thể. Các kỹ năng bao gồm ăng uống, mặc quần áo, tắm rửa, vệ sinh, và quan hệ với mọi người.

Speech Therapy – Dạy Nói: Đây là phương pháp giúp cải thiện ngôn ngữ và khả năng giao tiếp của một người. Tuỳ thuộc vào khả năng của mỗi người, có người học kỹ năng giao tiếp bằng lời nói, có ngườ sử dụng hình ảnh, hoặc cử chỉ.

  1. Phương pháp về chế độ ăn uống

Một vài phương pháp trị liệu về chế độ ăng uống và dinh dưỡng đã được nghiên cứu để chữa những triệu chứng của bệnh tự kỷ. Nhưng cho tới hiện tại rất ít bằng chứng cho thấy sự giúp ích của phương pháp này.

Tuy nhiên việc đảm bảo chế độ ăng uống bao gồm các vitamin và khoáng chất cần tiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ là cần thiết. Nếu có kế hoạch thay đổi chế độ ăng uống của trẻ/một người nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

  1. Phương pháp sử dụng thuốc

Cho đến thời điểm hiện tại không có thuốc chữa bệnh Tự Kỷ. Nhưng có những thuốc để giúp người tự kỷ hoạt động tốt hơn. Như thuốc giúp kiểm soát năng lượng, giúp tăng khả năng tập trung, giảm lo lắng và trầm cảm, giảm hành vi gây thương tích, hoặc o giật.

Mỗi người phản ứng với thuốc khác nhau, cần phải làm việc với những bác sĩ có kinh nghiệm về người bị Tự Kỷ.

 

Nguồn tham khảo:

Dawson G., Jone EJ., Merkle K., et al., Early behavioral intervention is associated with normalized brain acitivity in young children with autism. J Am Acad Child Adolesc Psychiatry, 2012. 51(11): p.1150-9.

Sathe, N., Andrews, J., McPheeters, M., and Warren, Z., Nutritional and Dietary Interventions for Autism Spectrum Disorder: A Systematic Review. Pediatrics 2017. Jun; 139(6):e20170346., https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28562286/. Accessed on 31 August 2021.

Weiflauf, A. S., McPheeters, M. L., Peters, B., Sathe, N., et al., Therapies for children with Autism Spectrum Disorder: Behavioral Interventions Update., https://effectivehealthcare.ahrq.gov/sites/default/files/pdf/autism-update_research.pdf. Accessed on 1 September 2021.

https://www.nichd.nih.gov/health/topics/autism/conditioninfo/treatments. Accessed on 31 August 2021.